Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Cách Sống Một Đời Đơn Giản Và Hạnh Phúc, Phần 4/13

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Rồi, bây giờ mình thiền được chưa? Không có rảnh cái không có nhớ từng người có bao nhiêu đứa nhỏ. Nhớ mấy cái này mệt quá! Chuyện thế gian không mà ha. Thôi quý vị đi về mạnh giỏi hả! Lần tới chúng ta sẽ gặp lại nhau. Thế nào cũng có gặp lại mà. Quý vị qua đây có thấy mệt mỏi gì không? (Dạ không.) Không. (Con cầu chúc Sư Phụ [được] Phật Tổ Tối Cao, Thượng Đế Tối Cao gia hộ cho Sư Phụ để đi khắp thế giới độ chúng sanh. Cầu chư Phật… về độ nước Âu Lạc (Việt Nam).) Cảm ơn nha. (Dạ không có chi.)

Không vấn đề gì. Tôi không có vấn đề gì. Sư Phụ không có gì, không có gì hết. (Dạ.) Không có vấn đề gì hết. Tại bữa nay hình như hơi buồn ngủ vậy thôi. (Dạ.) (Nhìn mắt Sư Phụ.) Mắt mở không ra. Thức dậy tắm rửa, bận đồ bận đạc đồ lên coi bộ cho nó có tinh thần chút đó, nhưng mà con mắt cũng mở không ra. (Sư Phụ làm việc nhiều, Sư Phụ.) Không phải buồn ngủ, chắc… (Sư Phụ mệt. Chắc nghiệp chướng tụi con nhiều quá.) Chắc nó muốn nhập định đó mà hả? Ráng kéo nó trở về thế giới đó. (Dạ.) Nó không muốn về. (Dạ.)

Cứ nghĩ đến vấn đề mấy người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam) hoài à, không có ngày nào mà quên. Nghĩ mấy cái vụ này thiệt thấy hơi buồn. Đem tiền rồi mua họ ra mà họ không cho mua. Đủ thứ chính phủ chứ đâu phải một. Nhưng mà nghe nói hình như Âu Lạc (Việt Nam) bớt rồi hả? (Dạ.) Hình như có gì đó... Giờ cũng hơi khai phóng bớt rồi hả? Tại nghèo quá mà, không nghe lời người ta là chết. Nhưng mà vẫn… Nếu mà đổi chế độ, đổi về kinh tế mà không đổi tinh thần là không được.

(Dạ thưa Sư Phụ, Âu Lạc (Việt Nam) bữa nay coi bộ cũng tốt lắm đó Sư Phụ à. Dạ, coi bộ thoải mái lắm. Nhiều người người ta cũng như là không có thích đi Mỹ nữa Sư Phụ ạ. Ở đó người ta làm ăn coi bộ thoải mái lắm chứ không phải như dạng mấy năm về trước.) Bây giờ Âu Lạc (Việt Nam) hình như năn nỉ ngoại quốc vô đó, (Dạ.) vô người ta làm việc đó. Bắt đầu cũng có giao tiếp này kia đó thì chắc cũng đỡ. (Dạ. Nhưng mà thưa Sư Phụ, con thấy ở Âu Lạc (Việt Nam) người ta muốn tu lắm Sư Phụ à. Nếu mà người ta mà được nói về Sư Phụ người ta mê lắm, người ta thích lắm. Dạ từ nhỏ nít tới lớn người ta cũng thích lắm vậy đó.) Quý vị nói chứ Sư Phụ về chưa có được. (Dạ.) (Dạ để từ từ, yên ổn rồi Sư Phụ về xỏ xâu hết, Sư Phụ kéo lên một cái rụp là đi hết à. Dạ.) Quý vị về trước đi, quý vị truyền bá lần lần đi cho người ta biết. (Dạ.) Sư Phụ không cần về Âu Lạc (Việt Nam) cũng độ người Âu Lạc (Việt Nam) được. (Dạ.) Về đó rủi có chuyện gì rồi không ai... (Dạ đúng rồi.) Mất cả chì lẫn chài luôn. (Dạ, bỏ tụi con tội nghiệp.) Thì vậy chứ đâu phải Sư Phụ sợ gì đâu. (Dạ, dạ.)

Nhưng mà mai mốt thì chắc nó sẽ bớt. (Dạ.) Mình kêu nước mình là Âu Lạc, không thèm kêu Việt Nam nữa. Việt Nam cứ “diệt” người Nam hoài. (Dạ.) Đọc như đọc thần chú trù ếm, trù ẻo. Thành ra mấy ngàn năm nay có lúc nào mà an ổn đâu. (Dạ.) Miền Nam cứ bị tiêu diệt hoài, từ Bắc nó vô Nam hoài thấy không? (Dạ.) Không muốn kêu Việt Nam nữa, kêu nước Âu Lạc. (Âu Lạc, Âu Lạc.) Âu Lạc là âu ca, lạc nghiệp đó. (Dạ.) Cái nước mình ban đầu là kêu bằng nước Âu Lạc mà. Tên đẹp như vậy nó đổi tới đổi lui, đổi bậy đổi bạ. Đổi Việt Nam hay Đại Việt gì đó, tới bây giờ diệt hoài à.

(Dạ thưa Sư Phụ, con xin phép Sư Phụ con hỏi Sư Phụ vầy chút. Giả tỉ như, thí dụ như gặp một người đó, gặp người đó nói “Nam Mô A Di Đà Phật”. Thì thay vì bây giờ mình đừng kêu, Ổng đi đâu mất rồi. Bây giờ mình nói “Thanh Hải Phật”. Dạ “Nam Mô Thanh Hải Phật” được không Sư Phụ? Vậy nó hay hơn. Còn ông Phật kia Ổng đi đâu mất tiêu rồi. Mình kêu Sư Phụ mình Phật không hơn. Mà Sư Phụ mình gần nữa phải không Sư Phụ ha?) Ừ. (Dạ được rồi ha. Bây giờ hễ gặp “Thanh Hải Phật”. Chứ “Nam Mô Di [Đà] Phật”, con không muốn cái đó, không muốn cái đó. Ổng đi đâu mất tiêu rồi.) Mà tùy cái quyền tự do của người ta, mình đâu ép buộc được. (Dạ thưa Sư Phụ, trong đồng tu con chớ, trong đồng tu đệ tử Sư Phụ mà. Dạ.) Được. Muốn gì đó thì được. Muốn gì cũng được, miễn đừng hại cho người ta thôi, có lợi là được. (Dạ, dạ, dạ.)

(Sư Phụ cho con kể chút nữa. Thí dụ như bây giờ...) Hết giờ rồi không muốn đi sao kể? (Chút xíu à, chút xíu, Sư Phụ. Thí dụ bây giờ cũng như một ông vua mà ổng làm phước làm đức, ổng bố thí đó Sư Phụ ạ. Ổng bố thí ổng nói để cho ổng được phước gì thì không biết. Rồi một bên thì Sư Phụ, mà Sư Phụ ở tuốt cái núi cao kia. Rồi nếu mà ai muốn thăm Sư Phụ thì đi thăm. Ai muốn thăm ông vua này thì đi thăm. Đi thăm ông vua thì có tiền. Còn đi thăm Sư Phụ, thì nếu mà đi lên trên cái núi đó mà thú dữ đồ nhiều lắm. Nếu đi hễ mà hên thì thú dữ nó không có ăn, mà mới đi thăm Sư Phụ thiệt, còn được. Còn nếu đi mà rủi gặp thú dữ nó ăn thì tụi con cũng đi thăm Sư Phụ à, kệ cho nó ăn. Cho nó ăn đi. Nó ăn xong lỡ chết đi lên trên đó Sư Phụ dạy tụi con chớ. Chớ tụi con đâu mê tiền mà đi thăm ông vua kia ha Sư Phụ ha. Vậy đó.)

Ai mà dại mà đem tiền cho cô? Có ông vua nào mà ngu vậy? Thường thường vua là mình phải đem tiền cho ổng, chớ ai mà đem. Vua đâu đem tiền cho dân, ít khi lắm. Đừng có nằm mơ. (Tại tụi con thương Sư Phụ quá tụi con nói vậy chớ. Đặt cái ví dụ phải nói vậy làm sao biết.) Tôi biết. Tôi biết. Tôi biết. Thôi đi về đi. Về với ông vua Mỹ có tiền. (Không ngon bằng ông vua Sư Phụ à.) Hả? (Dạ không ngon bằng ông vua Sư Phụ, ông Phật Sư Phụ.) Sư Phụ không có muốn làm vua. Không muốn làm gì hết! Cám ơn quý vị đi thăm ha. Bữa nay mắt mở không ra vậy cà. (Dạ thôi Sư Phụ về nghỉ. Sư Phụ mệt quá rồi.) Không, không có thấy mệt gì. Tại mắt mở không ra thôi. (Dạ Sư Phụ chắc ít ngủ, hồi hôm Sư Phụ ngủ không được.) 2, 3 giờ gì đó mới ngủ. Đêm nào cũng vậy.

Kêu nước mình là Âu Lạc thì nó sớm Âu Lạc chút. Sư Phụ biểu kêu Âu Lạc là lâu rồi mà, mấy tháng rồi mà phải không? À, bắt đầu nước cũng hơi đổi, Âu Lạc chút. Kêu Âu Lạc, không được kêu Việt Nam nữa. May ra nó đổi. Mỗi ngày cứ niệm chú hoài, niệm chú như là trù ẻo. Tại Âu Lạc (Việt Nam) mà, đâu có biết nói kêu bằng Việt Nam đâu. Đa số người cứ kêu “Diệt Nam” không à. Thành ra cứ “Diệt Nam”, diệt người Nam không mà. Không có hay. Hình như không có kiết tường, không có may mắn. (Dạ.) Mình đọc nước Âu Lạc đi ha. (Dạ hay.) Không ai chịu mình kệ. Đồng tu mình đọc được rồi. (Dạ.) Đọc cái chữ Âu Lạc nó có cái ảnh hưởng ở trong đầu là “âu ca lạc nghiệp”. (Dạ dạ, Âu Lạc.)

Đọc “Diệt Nam” như đọc thần chú. (Dạ.) “Diệt Nam” không à, mấy ngàn năm nay đâu có an ổn đâu. (Dạ.) Nước nào cũng có ít nhất an ổn mấy trăm năm. Nước Âu Lạc (Việt Nam) mình không khi nào an ổn. Không có ngoài diệt thì ở trong diệt lẫn nhau. Mà cứ từ Bắc vô Nam không thấy không? (Dạ.) Toàn là Bắc vô diệt miền Nam không, diệt Nam không. Tàu thì cũng từ Bắc vô chứ đâu. Thôi hả? Kêu Âu Lạc hả? (Dạ.) Thôi quý vị về mạnh giỏi. Âu ca lạc nghiệp. (Dạ, âu ca lạc nghiệp.) Con cháu rồng tiên mà, đâu có sợ gì. (Dạ.) Sẽ bay. (Có Sư Phụ rồi đâu có sợ gì nữa.) OK. (Dạ.)

Bây giờ có về ở với ông xã không hay là ở riêng? (Dạ thưa Sư Phụ, con chưa ở từ từ.) Ở ngoài, vẫn còn ở ngoài hả? (Dạ thưa Sư Phụ, con ở ngoài, nhưng mà hàng tuần con về con thăm ông xã con với con dẫn mấy đứa nhỏ. Giờ ổng cũng vui vẻ lắm, Sư Phụ. (Ờ.) Dạ để từ từ.) Bây giờ khỏe rồi ha? (Dạ khỏe, con sướng lắm.) Chuyển nghiệp rồi hả? (Dạ, dạ. Con sướng.) Thôi vậy cũng được. (Dạ, dạ.) Hòa thuận với nhau tốt. Thêm bạn bớt thù. (Dạ.) Người ngoài mình còn ráng mình nhịn nhục, huống chi người trong nhà ha. (Dạ, dạ cám ơn Sư Phụ.) Nhưng mà nhiều khi dùng cái phương pháp nó khác nhau. (Dạ.) Nếu hồi trước mà không đi thì ổng đâu có hòa bình vậy được. (Dạ.) Bởi vì ổng đánh hoài, đánh ba đứa nhỏ, bể đầu bể óc hết. (Dạ.) Đánh riết ngu, học hành gì được. (Dạ.) Phải không? (Dạ, dạ. Cám ơn Sư Phụ.)

Cũng may mà xách gối ra đi cái đi về. Đi rồi đi về mới hòa bình đó, kỳ ha. (Dạ.) Người ta mới tôn trọng mình. Chứ nhiều khi mình cúi đầu nhịn nhục quá người ta không có tôn trọng mình. Hiểu không? (Dạ.) Chứ không phải là mình muốn gây gổ hoặc là mình muốn ly khai gia đình. Nhiều khi ứng biến phải tùy cơ mới được. (Dạ, con cám ơn.) Coi cái trường hợp như thế nào mình phải làm như thế đó. Chứ không phải là nói Sư Phụ dạy lúc nào cũng phải nhịn nhục. Rồi cứ để người ta đánh chửi hoài đâu được. (Dạ.) Đệ tử Sư Phụ là Bồ Tát hết, đâu để người phàm ta đánh đâu được, người ta mang nghiệp. (Dạ, hay quá! Hay quá! Dạ, dạ.) Người ta mang nghiệp cho người ta ha. (Dạ.) Mình phải tùy cơ ứng biến. (Dạ.) Nhịn không có nghĩa là cứ ngồi đó mà gì, cúi đầu rồi người ta biểu gì nghe nấy, hiểu chưa? (Dạ.) Phải tùy cơ ứng biến ha, phải uyển chuyển nha mà làm việc thì nó mới tốt. (Dạ.)

Bữa nay có mấy báo tiếng Anh đó, quý vị người nào có muốn đọc tiếng Anh thì đi ra lấy một ít đem về ha. (Dạ.) (Dạ chú Tùng có đem về.) Ờ, có đem về ha. Thôi quý vị về mạnh giỏi ha. (Dạ.) Cám ơn ha! (Dạ.) (Sư Phụ giữ sức khỏe.) Lúc nào mình cũng ở với nhau, đâu có lúc nào mà chia đâu. (Dạ.) Tại cái công cụ nó chia, chứ đâu phải mình đâu có chia. (Dạ.) (Con cũng biết là bao giờ Sư Phụ cũng ở gần) Ờ, rảnh thì đi thăm được, không sao.

Thôi từ từ dạy dỗ lẫn nhau hả? Ừm. Sư Phụ ở bên trong dạy cho quý vị, cái linh hồn của quý vị tiến bộ. Còn bên ngoài là chỉ có la hét với lại dạy mấy cái điều thường thức thôi, (Dạ.) đạo đức làm người thôi. (Dạ.) Còn ở bên trong mới là điều chính. Thành ra Sư Phụ có la quý vị hay có thương quý vị, hay có thưởng, có khen quý vị thì cũng là cái bên ngoài thôi, cái vấn đề đạo đức con người thôi. Vấn đề kêu bằng quan niệm thường thức mà thôi. Nhưng mà bên trong là lúc nào cũng dạy dỗ về tinh thần, về linh hồn. Cái đó mới là vĩnh cửu. (Dạ.) Cái đó mới là điều quan trọng. (Dạ.) Còn cái vấn đề bên ngoài là vấn đề thường thức. Nhiều khi quý vị không có được cái sự giáo dục đầy đủ. Hoặc là không có được sự giáo dục, không đúng đường lối, vậy thôi. Thì Sư Phụ nhắc nhở thôi. Chứ còn những cái vấn đề bên ngoài, cái cá tánh và những cái thường thức không quan trọng lắm ha. (Dạ.) Nhưng mà cũng phải có để mà mình sống với nhau cho nó êm đẹp.

(Kính thưa Sư Phụ là con được truyền Tâm Ấn hơn một năm nay. Lúc nào ở trong cái tâm linh của con cũng kính mến Sư Phụ. Luôn luôn lúc nào cũng mong mỏi được Sư Phụ, được Thượng Đế Tối Cao, Phật Tổ Như Lai và Mười Phương Chư Phật gia ân cho Sư Phụ được khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe, ngọc thể an khang. Luôn luôn bao giờ ở trong tâm con cũng có cái ý tưởng như vậy.) Cảm ơn anh. (Thành thử ra mặc dù xa Sư Phụ. Người ta ngày xưa có câu là “Một ngày không gặp cũng như ba năm”. “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. Thì cái điều đó quả ư là thật sự đối với chính lòng, tâm của con. Hôm nay sung sướng được nói lên những lời mà con đã bao nhiêu năm nay không được nói ra. Những sự thương yêu của người Mẹ. Một người Mẹ Tối Cao. Sư Phụ không phải là một vị Minh Sư. Ngài không những là một vị Phật sống, mà Ngài còn là Thượng Đế Tối Cao đối với con vì con có những thể nghiệm như vậy. Con xin cám ơn Sư Phụ. Cảm tạ Sư Phụ.) Tốt cho anh. Tốt cho anh. Quý vị đẳng cấp như thế nào thì quý vị thấy Sư Phụ như thế ấy.

Photo Caption: Mang An Lạc Đến Cho Thế Giới. (Bao Gồm Cả Bản Thân Mình)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần (4/13)
1
Giữa Thầy và Trò
2025-07-08
2749 Lượt Xem
2
Giữa Thầy và Trò
2025-07-09
2041 Lượt Xem
3
Giữa Thầy và Trò
2025-07-10
1854 Lượt Xem
4
Giữa Thầy và Trò
2025-07-11
1675 Lượt Xem
5
Giữa Thầy và Trò
2025-07-12
1490 Lượt Xem
6
Giữa Thầy và Trò
2025-07-13
1463 Lượt Xem
7
Giữa Thầy và Trò
2025-07-14
1385 Lượt Xem
8
Giữa Thầy và Trò
2025-07-15
1238 Lượt Xem
9
Giữa Thầy và Trò
2025-07-16
1133 Lượt Xem
10
Giữa Thầy và Trò
2025-07-17
1114 Lượt Xem
11
Giữa Thầy và Trò
2025-07-18
996 Lượt Xem
12
Giữa Thầy và Trò
2025-07-19
866 Lượt Xem
13
Giữa Thầy và Trò
2025-07-20
958 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
Giữa Thầy và Trò
2025-07-23
446 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-22
669 Lượt Xem

Tin Đáng Chú Ý

0 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-22
Dấu Tích Văn Hóa Khắp Nẻo Thế Gian
2025-07-22
Giữa Thầy và Trò
2025-07-22
664 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-21
1068 Lượt Xem
37:03

Tin Đáng Chú Ý

207 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-21
207 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android